Thông tin đất nước » Châu Á - Úc

Nước Úc (Australia)

Nước Úc

Úc hay Australia (phát âm tiếng Việt: Ô-xtrây-li-a[8], phát âm tiếng Anh: /əˈstreɪljə,_ɒʔ,_ʔiə/,) tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc (tiếng Anh: Commonwealth of Australia,) là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ. Đây là quốc gia lớn thứ sáu về diện tích trên thế giới. Các quốc gia lân cận của Úc gồm có Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía bắc; Quần đảo Solomon, Vanuatu, và Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp ở phía đông-bắc; và New Zealand ở phía đông-nam.

Người Úc bản địa sinh sống tại Úc ít nhất là 40.000 năm trước khi người Anh Quốc định cư lần đầu vào thế kỷ.  Người Úc bản địa nói nhiều ngôn ngữ, các ngôn ngữ này được nhóm lại thành khoảng 250 nhóm ngôn ngữ. Các nhà thám hiểm người Hà Lan khám phá ra lục địa vào năm 1606, sau đó Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với nửa phía đông của Úc vào năm 1770 và ban đầu tiến hành thuộc địa hóa bằng cách đày ải tội phạm đến thuộc địa New South Wales từ ngày 26 tháng 1 năm 1788. Dân số tăng đều đặn trong các thập kỷ tiếp theo; lục địa được thám hiểm và có thêm năm thuộc địa vương thất được thành lập.

Ngày 1 tháng 1 năm 1901, sáu thuộc địa liên hiệp, hình thành Thịnh vượng chung Úc. Từ khi thành lập Liên bang, Úc duy trì một hệ thống chính trị dân chủ tự do ổn định. Liên bang gồm có sáu bang và một số lãnh thổ. Dân số Úc là 23,1 triệu, có mức đô thị hóa cao, tập trung cao tại các bang đông bộ.

Úc là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, có nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Năm 2012, Úc có thu nhập bình quân đầu người cao thứ năm thế giới. Chi tiêu quân sự của Úc đứng thứ 13 thế giới. Úc có chỉ số phát triển con người cao thứ hai toàn cầu, xếp thứ hạng cao trong nhiều so sánh quốc tế, như chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, và bảo vệ các quyền tự do dân sự và chính trị. Úc là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, G20, Thịnh vượng chung các quốc gia, ANZUS, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương.

Địa lý và khí hậu:

Diện tích đất liền của Úc là 7.617.930 kilômetre vuông (2.941.300 sq mi). Tọa lạc trên mảng Ấn-Úc, bao quanh là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,[N 4] tách biệt với châu Á qua các biển Arafura và Timor, biển San hô nằm ngoài khơi bờ biển bang Queensland, và biển Tasman nằm giữa Úc và New Zealand. Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới và là quốc gia lớn thứ 6 về tổng diện tích,do kích thước lớn và biệt lập nên Úc còn được gán cho tên "lục địa đảo", và đôi khi được xem là đảo lớn nhất thế giới. Úc có đường bờ biển dài 34.218 kilômét (21.262 mi) (chưa tính đến các đảo ngoài khơi), và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 8.148.250 kilômetre vuông (3.146.060 sq mi), chưa tính đến vùng đặc quyền kinh tế của Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc.

Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo tiêu) là ám tiêu san hô lớn nhất thế giới, có một khoảng cách ngắn với bờ biển đông bắc của lục địa và trải dài trên 2.000 kilômét (1.240 mi). Núi Augustus tại Tây Úc được tuyên bố là đá nguyên khối lớn nhất thế giới,. At 2.228 mét (7.310 ft), núi Kosciuszko thuộc Great Dividing Range (dãy Đại Phân Thủy) là núi cao nhất tại Úc đại lục. Các đỉnh núi cao hơn là đỉnh Mawson với cao độ 2.745 mét hoặc 9.006 foot trên đảo Heard; núi McClintock và núi Menzies có cao độ lần lượt là 3.492 mét (11.457 ft) và 3.355 mét (11.007 ft) tại Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc.

Đảo hình vòm (bị sụp năm 2009) nằm bên con đường di sản Great Ocean tại Victoria.

Kích thước lớn khiến Úc có nhiều dạng phong cảnh khác nhau, với rừng mưa nhiệt đới ở đông-bắc, các dãy núi ở đông-nam, tây-nam và đông, các hoang mạc khô hạn ở trung tâm. Úc là lục địa bằng phẳng nhất,[80] với đất đai cổ nhất và kém phì nhiêu nhất; hoang mạc hay các vùng đất bán khô hạn thường được gọi là "outback" tạo thành phong cảnh phổ biến nhất. Úc là lục địa có người định cư khô hạn nhất, chỉ có các góc đông-nam và tây-nam có khí hậu ôn hòa. Mật độ dân số của Úc là 2,8 người/km², xếp vào hàng thấp nhất trên thế giới, song một phần lớn dân cư sống dọc theo bờ biển đông-nam bộ có khí hậu ôn hòa.

Các vùng khí hậu tại Úc, dựa trên phân loại khí hậu Köppen.

Đông bộ Úc có điểm nhấn là Great Dividing Range (dãy Đại Phân Thủy), dãy núi trải dài song song với bờ biển của Queensland, New South Wales và phần lớn Victoria. Nhiều phần của dãy núi gồm các đồi thấp, và các vùng đất cao thường không có cao độ lớn hơn 1.600 mét (5.249 ft). Các vùng cao duyên hải và một vành đai thảo nguyên cây keo nằm giữa bờ biển và các ngọn núi, trong khi vùng nội địa của dãy phân thủy là các khu vực thảo nguyên rộng lớn. Chúng gồm có các bình nguyên tây bộ của New South Wales, và cao địa Einasleigh, đài địa Barkly, và thổ địa Mulga ở vùng nội địa Queensland. Đỉnh cực bắc của vùng bờ biển phía đông là bán đảo Cape York với các khu rừng nhiệt đới.

Các phong cảnh ở phần bắc bộ của quốc gia— Top End và Gulf Country nằm bên vịnh Carpentaria, có khí hậu nhiệt đới—gồm có rừng thưa, thảo nguyên, và hoang mạc. Tại góc tây-bắc của lục địa là các vách đá và hẻm núi cát kết của vùng The Kimberley, và Pilbara ở bên dưới. Phía nam của chúng và vùng nội địa, nằm trên nhiều khu vực thảo nguyên hơn: đồng bằng Ord Victoria và đất bụi keo Tây Úc. Phần trung tâm của quốc gia là các cao địa Trung Úc; các đặc trưng của trung bộ và nam bộ gồm có các hoang mạc lục địa Simpson, Tirari và Sturt phủ đá, Gibson, Great Sandy-Tanami, và Đại Victoria, với bình nguyên Nullarbor nổi tiếng tại duyên hải nam bộ.

Khí hậu Úc chịu ảnh hưởng đáng kể từ các dòng hải lưu, bao gồm lưỡng cực Ấn Độ Dương và dao động El Niño–phương Nam, tương quan với hạn hán theo chu kỳ, và hệ thống áp thấp nhiệt đới theo mùa là nhân tố sản sinh các xoáy tụ tại bắc bộ Úc. Các nhân tố này khiến cho lượng mưa thay đổi rõ rệt giữa các năm. Phần lớn phần bắc bộ của quốc gia có một khí hậu nhiệt đới, chủ yếu là mùa hạ-mưa (gió mùa). Góc tây nam của quốc gia có một khí hậu Địa Trung Hải.[106] Phần lớn đông nam bộ (bao gồm Tasmania) có khí hậu ôn hòa

Văn hóa:

Kể từ năm 1788, nền tảng của văn hóa Úc chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa phương Tây Anglo-Celt. Các đặc điểm văn hóa đặc thù cũng xuất hiện từ môi trường tự nhiên của Úc và văn hóa bản địa. Từ giữa thế kỷ 20, văn hóa đại chúng Mỹ có ảnh hưởng mạnh đối với Úc, đặc biệt là thông qua truyền hình và điện ảnh.[ Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ các quốc gia châu Á lân cận, và thông qua nhập cư quy mô lớn từ các quốc gia không nói tiếng Anh.

Nghệ thuật

Nghệ thuật thị giác của Úc được cho là khởi nguồn từ các bích họa hang động, khắc đá và hội họa thân thể của các dân tộc bản địa. Các truyền thống của người Úc bản địa phần lớn được lưu truyền nhờ truyền khẩu, thông qua các nghi lễ và kể các chuyện thời mộng ảo.Từ khi người châu Âu định cư, một đề tài trong nghệ thuật Úc là phong cảnh tự nhiên,có thể nhận thấy thông qua các tác phẩm của Albert Namatjira,[260] Arthur Streeton và những người khác có liên hệ với họa phái Heidelberg,và Arthur Boyd.

Phong cảnh quốc gia vẫn là một nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ đương đại của Úc; nó được miêu tả trong các tác phẩm nổi tiếng của Sidney Nolan, Fred Williams, Sydney Long, và Clifton Pugh.Các nghệ sĩ Úc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật hiện đại Mỹ và châu Âu gồm họa sĩ lập thể Grace Crowley,[266] nghệ sĩ siêu thực James Gleeson, và nghệ sĩ đại chúng Martin Shar  Nghệ thuật người Úc bản địa đương đại là phong trào nghệ thuật duy nhất nổi lên từ Úc mà có tầm quan trọng quốc tế và "phong trào nghệ thuật lớn cuối cùng của thế kỷ 20"; các truyền nhân của nó gồm có Emily Kngwarreye.Nhà phê bình nghệ thuật Robert Hughes từng viết một vài sách có ảnh hưởng về lịch sử va nghệ thuật Úc, và được The New York Times mô tả là "nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới". Nhà trưng bày quốc gia Úc và các nhà trưng bày cấp bang bảo quản các bộ sự tập của Úc và hải ngoại. Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ người đến các nhà trưng bày và bảo tàng nghệ thuật cao nhất thế giới, vượt xa Anh Quốc hay Hoa Kỳ.

Nhiều trong số các công ty biểu diễn nghệ thuật của Úc nhận tài trợ thông qua Hội đồng Úc của chính phủ liên bang. Mỗi bang của Úc có một dàn nhạc giao hưởng, và có một công ty nhạc kịch quốc gia là Opera Australia, được biết đến với giọng nữ cao trứ danh Joan Sutherland. Vào đầu thế kỷ 20, Nellie Melba là một trong số các ca sĩ ca kịch hàng đầu thế giới.The Australian Ballet và các công ty cấp bang khác biểu diễn Balê và vũ đạo. Mỗi bang có một kịch đoàn được tài trợ công.

Biểu diễn ca vũ của thổ dân tại Bảo tàng Hàng hải quốc gia Úc tại Sydney

Văn học Úc cũng chịu ảnh hưởng từ phong cảnh; các tác phẩm của những nhà văn như Banjo Paterson, Henry Lawson, và Dorothea Mackellar nói về kinh nghiệm trải qua tại rừng cây bụi của Úc. Nhân vật của thời thuộc địa được thể hiện trong văn học thời kỳ đầu, và trở nên nổi tiếng đối với người Úc hiện đại. Năm 1973, Patrick White nhận được giải Nobel Văn học, ông là người Úc đầu tiên giành được giải thưởng này. Những người Úc từng thắng giải Man Booker gồm có Peter Carey và Thomas Keneally; David Williamson, David Malouf, và J. M. Coetzee (người nhập quốc tịch Úc vào năm 2006) cũng là những nhà văn có tiếng, và Les Murray được đánh giá là "một trong những thi sĩ hàng đầu trong thế hệ của ông"

Các nước khác cùng châu lục:

Dịch vụ visa hộ chiếu tại Hồ Chí Minh
Dịch vụ visa hộ chiếu tại Hồ Chí Minh